Tìm kiếm tin tức
Tìm đường đi
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?



Bảng lịch

Bảng lịch

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Mưa chiều miền trung – từ kỷ niệm đến hiểm họa.
Ngày cập nhật 25/06/2020

Mưa chiều...nắng sớm là một hình thái thời tiết tự nhiên do các yếu tố khí tượng  thay đổi đột ngột như nhiệt độ, độ ẩm, khí áp, hướng và tốc độ gió, thường gọi là giông. Tùy theo địa hình khác nhau của mỗi địa phương mà giông sẽ nhiều ít khác nhau. Đặc biệt, vùng đồi núi và vùng tiếp giáp với đồi núi như huyện Nam Đông là nơi giông thường xuất hiện nhiều nhất.

 

    Mưa thường đem đến nhiều kỷ niệm…như một bài hát rất nổi tiếng Mưa chiều miền Trung” của Nhạc sỹ Hồng Xương Long, một nhạc sỹ của miền Trung, đi lên từ nghèo. Điều thu hút đặc biệt trong ca khúc của Hồng Xương Long là những lời ca mộc mạc, chân chất nhưng không kém phần lãng mạn nên thơ.

..Trời miền Trung mưa lắm bạn tình ơi

Chờ anh nay bao lâu rồi mà anh chưa về bến đợi…

Sao rứa nhớ ai

Mà đêm đêm vẫn còn thức..

Trăng khuya nhớ ai, trăng vỡ giữa lòng biển khơi.

   Nếu ở Nhạc sỹ lấy cảm hứng từ mưa để nhớ nhung để lấy cảm hứng sáng tác thì những người Bác sỹ ở tuyến cơ sở và ở khoa liên chuyên khoa lại nhìn thấy nổi hiểm họa dich sốt xuất huyết từ những cơn mưa giông. Không phải vô cớ mà mùa giông thường đi kèm với mùa dịch sốt xuất huyết. Thật vậy, với những cơn mưa vào buổi chiều xen kẽ nắng nóng vào buổi sáng là điều kiện lý tưởng cho muổi sinh sản và phát triển .

  Tháng sáu với những cơn mưa nhiều ngày liên tiếp đã biến hiểm họa sốt xuất huyết thành hiện thực… Thượng Quảng - một xã xa nhất của huyện Nam Đông, nơi có lượng mưa nhiều nhất đã xuất hiện ca bệnh sốt xuất huyêt đầu tiên. Điều nguy hiểm là năm nay ca bệnh sốt xuất huyết ở Nam Đông xuất hiện sớm, so với năm 2019 là vào tháng 7, nên công tác phòng chống dịch sẽ kéo dài và khó khăn hơn, nguy cơ dịch bệnh lây lan trong cộng đồng là rất lớn.

  Nhận thức được mối nguy hiểm đó, Ban Giám Đốc TTYT Nam Đông đã nhanh chóng điều tra yếu tố dịch tể, xử lý môi trường, triển khai chiến dịch thau vét bọ gậy trên toàn huyện.

  Cùng với phản ứng nhanh chóng của TTYT về dịch bệnh thì sự chỉ đạo khẩn cấp của UBND xã cũng là một điều đáng trân trọng. Ngay khi biết tin về ca bệnh sốt xuất huyết ở xã Thượng Quảng, một xã giáp ranh với xã Thượng Long, anh Lê Minh Khánh - trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch xã đã chỉ đạo trên zalo nhóm công chức với nội dung như sau: Các thành viên BCĐ chống dịch xã Thượng Long tuyên truyền vận động người dân phát quang bụi rậm, khơi thông dòng chảy, tháo nước những chổ nước đọng, lật úp các vật dụng, lu, bể chứa nước... Đề nghị TYT xã tham mưu cho UBND xã gấp để tập trung chỉ đạo thau vét bọ gậy, và ngày hôm sau trên bàn làm việc của UBND xã, Trạm y tế đã có bộ ba văn bản  bảo đảm sự thành công của chiến dịch, đó là kế hoạch thau vét bọ gậy, bài phát thanh tuyên truyền qua đài truyền thanh xã và tờ trình hổ trợ kinh phí cho chến dịch…

   Kế hoạch đã được nhanh chóng phê duyệt, chúng tôi bắt đầu hành động. Mỗi thôn gồm ba người gồm một cán bộ thôn, một cán bộ Trạm Y tế và một y tế thôn đi đến từng hộ gia đình để tuyên truyền, thực hành xử lý các vật chứa  nước có bọ gậy. Tất cả mọi người dân đều tích cực vui vẻ hưởng ứng xử lý các vật dụng chứa nước theo hướng dẫn của đoàn. Với kinh nghiệm phòng chống dịch lâu năm của cán bộ chuyên trách và y tế thôn những nhà thường xuyên để xuất hiện bọ gậy đã được đoàn “chăm chút” rất kỹ. Đó là những hộ gia đình nấu rượu, những hộ chơi cây cảnh, những hộ gia đình có nghề nghiệp sửa xe, những hộ có hầm khí BIOGA, những hộ có ao tù nước đọng, những hộ người già, neo đơn, những hộ đi làm ăn xa…

   Sau khi triển khai thau vét bọ gây ở tất cả các thôn, Trạm Y tế đã tiếp tục phối hợp tuyên truyền tại các trường đóng trên địa bàn. Với số lượng rất lớn thầy giáo và học sinh cùng với khả năng nhận thức và hành động nhanh, nên đây là kênh truyền thông rất tốt để làm lan tỏa những  kiến thức cơ bản về phòng chống dịch sốt xuất huyết.

  Nhờ những nỗ lực tuyên truyền của ngành y tế trong thời gian qua, cùng với sự vào cuộc của chính quyền và các ban ngành đoàn thể, phần lớn  người dân đều nhận thức được tầm quan trọng của thau vét xử lý bọ gậy và tích cực hưởng ứng. Đây là một yếu tố khởi đầu thuận lợi quan trọng và cũng là lối đi ngay dưới chân mình trong công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn huyện Nam Đông, một huyện miền núi có nguy cơ cao bởi nắng sớm, mưa chiều…

Một số hình ảnh:

                                     Bs Nguyễn Anh Tuấn – Trưởng TYT xã Thượng Long.

 

Tin mới
Xem tin theo ngày  
báo gia đìnhBáo sức khỏe đời sốngTạp chí Y DượcKênh truyền hình sức khỏe và đời sốngTạp chí Y Dược và mỹ phẩmKênh truyền hình sức khỏe và đời sống,