Tìm kiếm tin tức
Tìm đường đi
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
Bảng lịch

Bảng lịch

Chung nhan Tin Nhiem Mang

LỐI ĐI NGAY DƯỚI CHÂN MÌNH...TRONG PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT
Ngày cập nhật 02/07/2017
Mùa hè là mùa vui chơi ,du lịch của mọi người nhưng với ngành y tế mùa hè là mùa phát sinh nhiều dịch bệnh nguy hiểm, và dịch bệnh nguy hiểm nhất vẫn là sốt xuất huyết mặc dù ngành y tế đã tích cực phòng chống trong nhiều năm qua.

     Với khẩu hiệu của ngành y tế “ Không có bọ gậy loăng quăng, không có sốt xuất huyết”. Trong nhiều năm qua, vấn đề xử lý tiêu diệt bọ gậy được ngành y tế quan tâm thực hiện, mỗi năm có 3 đợt chiến dịch thau vét bọ gậy là tháng 2 tháng 5 và tháng 8. Mục đích của chiến dịch là tuyên truyền phát động cho nhân dân biết được sự nguy hiểm của loăng quăng, bọ gậy khi để chúng phát triển thành muỗi và huy động nhân dân,các ban ngành đoàn thể ,các tổ chức xã hội  thực hiện các biện pháp xử lý tiêu diệt bọ gậy. Đây là một việc làm đơn giản dễ thực hiện trong cộng đồng và có hiệu quả thiết thực trong phòng chống sốt xuất huyết, nhưng rất tiếc trong nhiều năm qua chỉ số bọ gậy ở mỗi địa phương vẫn còn cao, dẫn đến dịch sốt xuất huyết vẫn còn  bùng phát mạnh ở một số địa phương.

     Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hạn chế của việc xử lý tiêu diệt bọ gậy trong cộng đồng?

 

( Cán bộ Y tế đi giám sát, thau vét bọ gậy hàng tháng)

 

     Đầu tiên phải nói đến đó là ý thức của người dân về việc xử lý bọ gậy: Nhờ công tác tuyên truyền của ngành y tế phần lớn người dân đều biết cách xử lý với các ổ bọ gậy trong nhà và ngoài vườn như thả cá, súc rửa các dụng cụ chứa nước, đậy kín các bể, bỏ muối hoặc dầu nhờn vào các chén kê chân kệ...

     Nhưng cuộc sống hiện đại với nỗi lo về cơm áo gạo tiền  và những thú vui chơi giải trí khác đã chiếm hết ý nghĩ của người dân, trong khi việc thau vét bọ gậy phải thực hiện thường xuyên vì chỉ cần không chú ý đến các vật chứa nước trong vòng 1 tuần là đã xuất hiện ổ bọ gậy …

     Một vấn đề nữa là người dân chưa thấy trách nhiệm của mình trong công tác phòng chống dịch, cho đó là trách nhiệm của ngành y tế và của Ủy ban xã hoặc của các nhà khoa học. Người dân lo lắng về dịch bệnh sốt xuất huyết nhưng ít quan tâm đến vấn đề thau vét bọ gậy để phòng bệnh mà chỉ quan tâm đến vấn đề điều trị và mong chờ  các nhà khoa học phát minh  một phương pháp nào đó để tiêu diệt sốt xuất huyết như phun thuốc chẳng hạn…, trong khi các nhà khoa học lại chỉ ra rằng biện pháp đơn giản và hiệu quả để phòng ngừa sốt xuất huyết chính là thau vét bọ gậy. Đây có lẽ là một vòng luẩn quẩn giữa các nhà khoa học và người dân??

     Tiếp đến là khi người dân có ý thức để thực hiện thì vẫn có những vấn đề khó khăn nảy sinh như khi bọ gậy xuất hiện ở hệ thống cống rãnh, các hố chứa nước đọng hoặc các hộ dân có xử dụng hầm khí Bioga. Trong trường hợp này những cách thông thường để thau vét bọ gậy không thể thực hiện được, cần có sự phối hợp của cộng đồng hoặc các ban ngành đoàn thể, hoặc cần đến hóa chất để diệt bọ gậy.

     Hạn chế tiếp theo thuộc về y tế cơ sở: Hàng tháng y tế cơ sở phải đi kiểm tra, làm mẫu và cấp phát tài liệu tuyên truyền về thau vét bọ gậy. Đây cũng là mặt tích cực của y tế cơ sở nhưng vẫn còn hạn chế do không thể đi hết các hộ gia đình vì nhiều nguyên nhân như không đủ thời gian, gặp rào cản về tâm lý khi đi kiểm tra trong nhà dân ở những chổ nhạy cảm, hoặc sợ bị tai nạn nghề nghiệp...

     Một hạn chế khác nữa thuộc về  các ban ngành đoàn thể và các tổ chức xã hội, Các tổ chức chức này vẫn chưa nhìn thấy tầm quan trọng của vấn đề thau vét bọ gậy do đó chưa thât sự quan tâm đến vấn đề tuyên truyền vận động nhân dân xử lý thau vét bọ gậy trong các đợt chiến dịch .

 

( Tổ chức chiến dịch thau vét lăng quăng, bọ gậy)

( Tổ chức chiến dịch thau vét lăng quăng, bọ gậy)

 

     Như vậy để công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết có hiệu quả cần phải khắc phục những hạn chế trên. Ngành y tế phải tiếp tục tuyên truyền, (mặc dù đã tuyên truyền đến n lần ) về ý nghĩa quan trọng trong công tác xử lý thau vét bọ gậy trong gia đình và cộng đồng, mỗi gia đình phải có trách nhiệm với cộng đồng và cộng đồng cũng phải có trách nhiệm chung trong vấn đề thau vét bọ gậy, phải tiếp tục nhấn mạnh khẩu hiệu không có bọ gậy không có sốt xuất huyết, cung cấp thêm cho người dân về việc chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có văc- xin phòng bệnh để người dân không chủ quan phụ thuộc vào ngành y tế.

     Tăng cường công tác kiểm tra đôn đốc hướng dẫn cho người dân thực hiện thau vét bọ gậy, chỉ khi nào người dân có nhận thức quan tâm và hành động để xử lý, tiêu diệt bọ gậy thì chỉ số bọ gậy trong cộng đồng mới hạ thấp được.

 

( Người dân tự lật úp các vật chứa có lăng quăng, bọ gậy)

( Người dân tự lật úp các vật chứa có lăng quăng, bọ gậy)

 

     Trong công tác tuyên truyền về xử lý bọ gậy cần phối hợp thêm với nhà trường để thực hiện tuyên truyền qua các em học sinh. Đây là một kênh tuyên truyền thuận lợi vì  lứa tuổi của các em rất dễ tiếp nhận thông tin và hành động.

 

( Cán bộ Y tế tuyên truyền cho người dân các biện phòng phòng, chống Sốt xuất huyết và Zika)

( Cán bộ Y tế tuyên truyền cho người dân các biện pháp phòng, chống Sốt xuất huyết và Zika)

 

     Cuối cùng là sự vào cuộc của các cấp chính quyền và các ban ngành đoàn thể để thực hiện xử lý những ổ bọ gậy khó như khai thông cống rảnh, lấp các vũng nước đọng, xử lý các hầm khí Bi-ô-ga... cũng như chỉ đạo các cơ quan đóng trên địa bàn thu gom các chất phế thải như lốp xe cũ, thùng phuy, đồ  nhựa…

     Đã đến lúc người dân cần ý thức trách nhiệm của mình trong công tác phòng chống dịch, chung tay hành động để xử lý và tiêu diệt bọ gậy trong gia đình và cộng đồng, cũng như y tế cơ sở cần quan tâm đến vấn đề kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn cho người dân thực hiên các biện pháp thau vét bọ gậy và đó cũng là lối đi ngay dưới chân mình trong công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết của y tế cơ sở trong mùa hè này .

               Bs Nguyễn Anh Tuấn –TYT Hương Giang – TTYT Nam Đông.

Tin mới
Xem tin theo ngày  
báo gia đìnhBáo sức khỏe đời sốngTạp chí Y DượcKênh truyền hình sức khỏe và đời sốngTạp chí Y Dược và mỹ phẩmKênh truyền hình sức khỏe và đời sống,